Trong các hệ thống công nghiệp, van bướm đóng vai trò quan trọng, thực hiện chức năng kiểm soát và điều tiết dòng chảy lưu chất nhanh chóng, chính xác. Trong bài viết này Van Châu Âu sẽ hướng dẫn vận hành van bướm chi tiết, giúp bạn tối ưu hóa quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Giới thiệu chung về van bướm
Van bướm có tên gọi tiếng anh là Butterfly Valve, là loại van có thiết kế cánh van giống với cánh bướm thực hiện chức năng đóng mở để cho phép chất lỏng đi qua dễ dàng.
Van bướm được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hóa chất, hơi nóng…
Ưu điểm của việc sử dụng van bướm là thời gian đóng mở nhanh chóng, có thể điều chỉnh các góc mở theo yêu cầu của hệ thống, giúp việc kiểm soát và theo dõi quá trình vận hành dễ dàng, thuận tiện và chính xác cao hơn. Ngoài ra van còn có nhiều kích thước khác nhau, thân van được làm từ vật liệu kim loại gang, inox, thép…có khả năng chống va đập, chịu được nhiệt và áp lực làm việc cao.
Các kiểu vận hành của van bướm
Vận hành bằng tay kẹp
Van bướm tay kẹp hay còn được gọi là van bướm gạt, là một loại van bướm sử dụng bộ cần gạt để điều khiển việc đóng mở van. Phần tay kẹp được lắp trên thân van và làm cùng chất liệu với van nên có độ bền cơ học cao. Tay kẹp kết nối với trục van và điều khiển đĩa van đóng mở ở nhiều góc khác nhau.
Loại van này rất dễ sử dụng và có giá thành phù hợp nên được sử dụng nhiều trong các hệ thống dân dụng và công nghiệp.
Vận hành bằng tay quay
Van bướm tay quay là thiết bị sử dụng bộ điều khiển tay quay vô lăng để điều chỉnh cánh bướm. Van được chế tạo từ chất liệu inox, gang, thép…và kết nối với đường ống theo kiểu mặt bích, wafer, lug.
Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn BS, JIS, DIN, ANSI đảm bảo chất lượng vượt trội, khả năng chịu nhiệt lên đến 250 độ C, chịu áp lực làm việc cao từ 10bar, 16bar, 25bar.
Vận hành bằng khí nén
Đây là loại van sử dụng bộ điều khiển khí nén để vận hành van đóng hoặc mở thực hiện nhiệm vụ điều tiết, kiểm soát và theo dõi dòng chảy lưu chất trong đường ống. Bộ điều khiển khí nén hoạt động theo hai kiểu On/Off hoặc tuyến tính khi nhận được tín hiệu Analogue 4 – 20mA hoặc 0 – 20mA.
Có thể lắp bộ khí nén ở bên trên thân van bướm cơ với các loại như van bướm gang, inox, nhựa, vi sinh…theo kiểu kết nối Flange, Lug, Clamp, Wafer.
Vận hành bằng điện
Van bướm điều khiển điện là thiết bị sử dụng bộ truyền động điện để vận hành van đóng/mở tự động. Van sử dụng nguồn điện áp từ 24V, 110V, 220V, 380V, có kích thước từ DN50 – DN300 nên có thể sử dụng trong nhiều hệ thống có quy mô lớn nhỏ khác nhau từ dân dụng đến công nghiệp.
Với kiểu vận hành bằng điện giúp hạn chế sử dụng sức người so với loại vận hành thủ công bằng tay, nâng cao hiệu suất vận hành, tiết kiệm chi phí và thời gian hoạt động hệ thống.
Hướng dẫn vận hành van bướm đúng kỹ thuật
Chuẩn bị trước khi vận hành
- Kiểm tra tổng quát: Xem xét van có dấu hiệu hư hỏng, rò rỉ hay không.
- Đảm bảo môi trường sạch: Loại bỏ bụi bẩn, dị vật có thể cản trở quá trình vận hành của van.
- Kiểm tra kết nối: Đảm bảo các bulông và ốc vít được siết chặt.
Các bước vận hành van bướm
- Đóng/mở thủ công: Thao tác xoay tay quay hoặc cần gạt theo chiều mũi tên để điều chỉnh trạng thái đóng hoặc mở.
- Vận hành tự động: Đối với các van bướm có gắn bộ truyền động điện hoặc khí nén, kiểm tra nguồn cấp trước khi vận hành.
- Điều chỉnh lưu lượng: Xoay tay quay dần dần để tránh gây sốc áp lực.
- Quan sát: Khi vận hành, cần theo dõi để phát hiện tiếng ồn hoặc hiện tượng bất thường. Nếu có dấu hiệu kẹt hoặc rò rỉ, dừng vận hành và kiểm tra ngay.
Lưu ý khi vận hành van bướm
- Trong quá trình lắp đặt cần đặt van bướm ở vị trí mở 1/4 để miếng đệm cao su không bị ép chặt, tránh tình trạng biến dạng khi van đóng mở thường xuyên, giảm nguy cơ rò rỉ.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận của van như thân van, đĩa van, gioăng làm kín, trục van…để đảm bảo van hoạt động ổn định, tránh hư hỏng hay gây nguy hiểm như vỡ ống, chập cháy, rò rỉ chất lỏng…
- Hạn chế mở van ở góc 15 – 75 độ vì ở góc này dòng chảy tạo ra áp lực lớn tác động lên đĩa van và gioăng làm kín.
- Nếu phát hiện van bị rò rỉ chất lỏng ra bên ngoài cần dừng hoạt động hệ thống, tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
Những lỗi thường gặp khi vận hành van bướm và cách khắc phục
Không đóng/mở được đĩa van
- Nguyên nhân: Vật liệu rắn, cặn bẩn mắc kẹt trong van hoặc trục van bị hỏng.
- Cách khắc phục: Tháo van, làm sạch cặn bẩn hoặc thay thế trục/đĩa van nếu cần.
Rò rỉ lưu chất
- Nguyên nhân: Gioăng bị hỏng do lão hóa hoặc tiếp xúc với chất lỏng không phù hợp.
- Cách khắc phục: Thay thế gioăng mới, đảm bảo vật liệu gioăng phù hợp với lưu chất.
Bộ điều khiển không hoạt động
- Nguyên nhân: Mất nguồn điện hoặc áp suất khí nén không đủ.
- Cách khắc phục: Kiểm tra hệ thống cấp điện hoặc khí nén, thay thế các bộ phận hỏng nếu cần.
Thân van bi hỏng
- Nguyên nhân: Sử dụng quá áp lực hoặc nhiệt độ cho phép hoặc do sử dụng thời gian quá lâu.
- Cách khắc phục: Cần phải thay thế van mới và chọn loại van có thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Như vậy việc vận hành van bướm đúng kỹ thuật là vô cùng cần thiết, giúp tăng thêm độ bền, tối ưu hóa hiệu suất vận hành, đảm bảo an toàn và hiệu quả bền lâu. Ngoài ra việc lựa chọn đơn vị cung cấp van bướm chất lượng là rất quan trọng.
Không chỉ giúp quý khách mua được sản phẩm chính hãng, độ bền vượt trội mà còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế sửa chữa, hư hỏng. Nếu quý khách có nhu cầu mua van bướm nhập khẩu chính hãng hãy liên hệ trực tiếp hotline của Van Châu Âu để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.