Van cổng được dùng nhiều trong các hệ thống với chức năng đóng/mở để cho phép dòng chảy đi qua hoặc ngăn lại hoàn toàn. Van có nhiều loại như Van cổng gang, inox, thép, van cổng tay quay, điều khiển điện, khí nén…Trong bài viết này, Van Châu Âu sẽ hướng dẫn lắp đặt van cổng chi tiết, đơn giản, mời bạn tham khảo.
Chuẩn bị trước khi lắp đặt
Van cổng thường được lắp trong các hệ thống cấp thoát nước, đường ống dẫn nước, xử lý nước thải khu công nghiệp, dân sinh…Vậy nên việc lắp đặt van cổng đúng kỹ thuật là vô cùng quan trọng, giúp tăng thêm độ bền, hiệu quả và hạn chế các lỗi xảy ra như rung lắc, rò rỉ lưu chất, gây ra tiếng ồn.
Chuẩn bị vật tư lắp đặt
Để quá trình lắp đặt van cổng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
- Van cổng
- Mặt bích
- Bulong, đai ốc
- Gioăng làm kín
- Cờ lê, mỏ lết, búa, máy hàn
- Đường ống
- Keo dán ống, băng tan
Kiểm tra, vệ sinh các thiết bị
Để đảm bảo quá trình lắp đặt van diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, trước khi tiến hành cần chú ý các điều sau:
- Kiểm tra kỹ van cổng để đảm bảo kích thước, chất liệu và phương thức kết nối phù hợp với hệ thống.
- Kiểm tra chất lượng van xem có bị hư hỏng, nứt vỡ không.
- Vệ sinh bề mặt van, loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt và các khớp kết nối.
- Làm sạch đường ống, loại bỏ rác thải và cặn bẩn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng lưu chất hay gây tắc nghẽn khi vận hành.
- Đảm bảo khoảng cách giữa hai đường ống phù hợp với kích thước của van.
- Đối với van điều khiển tự động, cần chuẩn bị dây dẫn để kết nối với nguồn năng lượng.
Xác định vị trí lắp đặt
- Dựa vào thiết kế của hệ thống và yêu cầu sử dụng mà xác định vị trí lắp van cổng phù hợp, đảm bảo duy trì áp suất ổn định.
- Lựa chọn vị trí lắp đặt thuận tiện, dễ vận hành, bảo dưỡng.
Các bước lắp đặt van cổng
Van cổng có nhiều loại trong đó van cổng mặt bích, nối ren, nối hàn là 3 loại phổ biến, được sử dụng nhiều trong các hệ thống dân dụng và công nghiệp. Mỗi loại sẽ có cách lắp đặt khác nhau, cụ thể như sau:
Hướng dẫn lắp đặt van cổng mặt bích
- Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt van đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 2: Vệ sinh van, đường ống, loại bỏ các chất bẩn, rác thải bên trong.
- Bước 3: Hàn mặt bích rỗng vào hai đầu ống theo đúng kích thước và tiêu chuẩn sau đó vệ sinh sạch để loại bỏ bụi hàn còn sót lại.
- Bước 4: Lắp van đúng chiều, theo hướng mũi tên in ký hiệu trên thân van.
- Bước 5: Căn chỉnh mặt bích của van và ống, đảm bảo các lỗ bu lông khớp nhau và không có hiện tượng cong vênh, chéo lệch.
- Bước 6: Lắp gioăng làm kín vào vị trí tiếp xúc giữa mặt bích của van và ống, đảm bảo gioăng đạt tiêu chuẩn phù hợp với mặt bích.
- Bước 7: Lắp bu lông qua các lỗ trên mặt bích, sau đó siết chặt dần theo từng cặp đối diện để đảm bảo các mặt bích ép chặt vào nhau mà không tạo khe hở. Trong quá trình siết, cần căn chỉnh để tránh xô lệch gioăng.
- Bước 8: Kiểm tra vận hành thử, đảm bảo van đóng mở trơn tru, không rò rỉ lưu chất hay rung lắc khi hoạt động.
Hướng dẫn lắp đặt van cổng nối ren
- Bước 1: Cần đo và cắt ống theo kích thước phù hợp với vị trí lắp đặt van rồi khắc ren ngoài trên hai đầu ống sao cho khớp với các đầu ren của van.
- Bước 2: Cuốn băng tan vào 2 đầu ống để tăng độ kín, đảm bảo mối nối chắc chắn.
- Bước 3: Đặt van cổng ren vào vị trí lắp đặt, căn chỉnh sao cho tay quay vô lăng hướng ra phía thuận tiện cho thao tác đóng/mở.
- Bước 4: Sau đó vặn siết van vào ống, xoay theo chiều kim đồng hồ để ren khớp chặt với nhau, tiếp tục vặn đến khi kết thúc các vòng ren.
- Bước 5: Tiến hành kiểm tra mối nối, đảm bảo van được siết chặt, không bị lỏng leo hay rung lắc.
- Bước 6: Sau khi lắp xong van, tiến hành chạy thử đảm bảo van hoạt động ổn định, không bị rò rỉ hay gây ra tiếng ồn.
Hướng dẫn lắp đặt van cổng nối hàn
- Bước 1: Đặt van vào vị trí lắp đặt, căn chỉnh sao cho các đầu kết nối của van khớp với hai đầu ống.
- Bước 2: Cố định van bằng giá đỡ, đảm bảo vị trí lắp đặt ổn định, tránh có tác động bên ngoài trong quá trình hàn.
- Bước 3: Tiến hành hàn nhiệt, sử dụng máy hàn làm nóng chảy kim loại tại đầu ống và vị trí kết nối của van tạo liên kết chắc chắn và kín khít.
- Bước 4: Đảm bảo mối hàn chắc chắn, tránh rỗng mối nối giúp van chịu lực tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Bước 5: Kiểm tra mối nối sau khi hàn, đảm bảo không có khe hở, nứt hoặc lỗi kỹ thuật nào trên mối hàn.
- Bước 6: Vận hành thử van, kiểm tra khả năng đóng/mở và kiểm soát lưu chất và quan sát xem có hiện tượng rò rỉ tại vị trí hàn hay không.
Những lưu ý khi lắp đặt van cổng
- Lựa chọn van cổng có kích thước, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất tương thích với hệ thống. Đảm bảo van chịu được áp lực và nhiệt độ tối đa trong quá trình vận hành.
- Lắp van đúng chiều hướng mũi tên in trên thân van.
- Xác định môi trường sử dụng van cổng để lựa chọn chất liệu, loại gioăng, phương thức phù hợp, đảm bảo độ bền, hoạt động tốt, ổn định và hiệu quả.
- Với đường ống có kích thước lớn, áp lực cao nên chọn van cổng kết nối mặt bích và hệ thống có kích thước nhỏ chọn van cổng nối ren giúp tiết kiệm chi phí, đáp ứng được yêu cầu của hệ thống.
- Vệ sinh và bảo dưỡng van cổng định kỳ từ 3 – 6 tháng giúp phát hiện và sửa chữa van kịp thời, hạn chế thay mới và đảm bảo an toàn cho hệ thống và môi trường xung quanh.
Như vậy Van Châu Âu đã hướng dẫn lắp đặt van cổng chi tiết, đơn giản. hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thể lắp van cổng cho hệ thống của mình. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay khác.