Cách bảo trì và sửa chữa van cầu bền lâu

Van cầu được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, các hệ thống đường ống với chức năng đóng mở van và điều chỉnh hướng chảy của dòng lưu chất. Để van có tuổi thọ cao cần bảo trì và sửa chữa đúng cách, đảm bảo được độ bền, hiệu suất vận hành và tiết kiệm chi phí.

Tầm quan trọng của việc bảo trì van cầu

Bảo trì van cầu thường xuyên giúp phát hiện và sửa chữa các bộ phận kịp thời, tránh làm hư hỏng và giúp tăng thêm độ bền, tuổi thọ của thiết bị. Do đó việc bảo trì, bảo dưỡng van cầu thường xuyên là vô cùng quan trọng, giúp phòng ngừa và giảm thiểu các lỗi hư hỏng như rò rỉ lưu chất, kẹt trục, mòn gioăng, tắc nghẽn bụi bẩn, rác thải…

Bên cạnh việc giảm sự cố xảy ra, bảo trì van cầu còn giúp van hoạt động tốt, ổn định, tiết kiệm được năng lượng, chi phí và thời gian vận hành. Tránh làm gián đoạn đến quá trình sản xuất do dừng máy và đảm bảo an toàn cho người lao động.

Tầm quan trọng của việc bảo trì van cầu

Hướng dẫn bảo trì và vệ sinh van cầu hiệu quả

Lên kế hoạch bảo trì van cầu định kỳ

Tùy vào môi trường và tần suất sử dụng mà thời gian bảo dưỡng van định kỳ từ 3 đến 6 tháng. Đặc biệt đối với các hệ thống làm việc có nhiệt độ, áp suất cao hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các chất ăn mòn cần kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa sự cố xảy ra, tránh gây nguy hiểm cho người vận hành và môi trường xung quanh.

Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm:

  • Kiểm tra thân van

Thân van là lớp vỏ bên ngoài van cầu, là bộ phận chịu tác động trực tiếp từ môi trường như áp lực va đập, nhiệt độ, hóa chất, bụi bẩn. Đây là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ và cố định các động cơ bên trong nên cần kiểm tra kỹ, đảm bảo van không bị ăn mòn hay xuất hiện các vết nứt.

  • Kiểm tra gioăng làm kín

Tùy vào lưu chất sử dụng của hệ thống mà lựa chọn loại gioăng phù hợp như cao su PTFE, EPDM…Gioăng được lắp tại các điểm kết nối như thân van với điểm kết nối hoặc van với đường ống nhằm thực hiện chức năng làm kín hệ thống hoàn toàn, tránh làm rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.

Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với môi chất nên cần kiểm tra độ co giãn, độ dày, đàn hồi nếu phát hiện gioăng bị dão không làm kín hệ thống cần thay thế gioăng mới.

  • Kiểm tra các điểm kết nối

Van cầu có 2 kiểu kết nối là ren và mặt bích. Với kiểu kết nối ren thường dùng cho đường ống có kích thước nhỏ, áp suất và nhiệt độ làm việc thấp. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, tháo lắp ren dễ bị nhờn hoặc lắp ren không đúng vòng.

Còn kiểu kết nối mặt bích thường dùng cho van cầu có kích thước lớn từ DN50 trở lên. Kiểu kết nối này có khả năng chịu áp lực làm việc lớn hơn và được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống công nghiệp. Để hệ thống hoạt động ổn định cần kiểm tra điểm kết nối thường xuyên giúp hệ thống chắc chắn, hoạt động ổn định, không bị rung lắc.

  • Bôi trơn các bộ phận chuyển động

Để các bộ phận hoạt động trơn tru, mượt mà thì việc bôi trơn dầu nhớt định kỳ là vô cùng cần thiết. Tùy vào chất liệu van, yêu cầu hệ thống mà sử dụng chất bôi trơn phù hợp, giúp làm giảm ma sát, tăng thêm độ bền.

Hướng dẫn bảo trì và vệ sinh van cầu hiệu quả

Vệ sinh van cầu thường xuyên

Sau một thời gian sử dụng, van cầu dễ bị bám bụi bẩn, tích tụ rác thải…làm tắc nghẽn van, đường ống, ảnh hưởng đến quá trình vận hành. Thời gian vệ sinh van định kỳ từ 3 – 6 tháng, thay đổi tùy vào lưu chất và môi trường lắp đặt.

Quy trình vệ sinh van cầu như sau:

  • Bước 1: Tháo lắp van và các bộ phận bên trong
  • Bước 2: Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên đĩa van, trục van, thân van.
  • Bước 3: Sau khi vệ sinh xong, kiểm tra lại các bộ phận và tiến hành bôi trơn.
  • Bước 4: Tiến hành lắp lại các bộ phận đúng yêu cầu kỹ thuật.

Hướng dẫn bảo trì và vệ sinh van cầu hiệu quả

Các lỗi van cầu thường gặp và cách khắc phục

Van bị rò rỉ

  • Nguyên nhân: Thường do gioăng làm kín bị hỏng, bề mặt van bị mòn,
  • Biện pháp: Thay thế gioăng làm kín mới hoặc đánh bóng, sửa chữa bề mặt van.

Van bị kẹt

  • Nguyên nhân: Do cặn bẩn hoặc gỉ sét bám vào trục van, làm đĩa van khó xoay các góc và van không đóng/mở hoàn toàn được.
  • Biện pháp: Khi phát hiện van bị kẹt cần ngừng hoạt động của hệ thống để đảm bảo an toàn. Sau đó, tháo nắp van để kiểm tra bên trong. Nếu phát hiện cặn bẩn hoặc gỉ sét, cần làm sạch và kiểm tra xem trục van có bị hư hỏng không. Nếu trục van bị mòn hoặc biến dạng, cần thay thế để đảm bảo van hoạt động trở lại bình thường. Sau khi vệ sinh và thay thế linh kiện tiến hành bôi trơn trục van bằng dầu hoặc mỡ chuyên dụng để giúp van hoạt động trơn tru hơn.

Van bi rung lắc khi hoạt động

  • Nguyên nhân: Do dòng chảy không ổn định hoặc các bộ phận bên trong lắp không chắc chắn. Khi dòng chảy đi qua không đồng đều sẽ làm áp lực thay đổi đột ngột, lực tác động lên van gây ra hiện tượng rung lắc, ảnh hưởng đến hoạt động của van.
  • Biện pháp: Kiểm tra và siết chặt lại các ốc vít hoặc bulông nếu chúng bị lỏng. Đảm bảo dòng chảy qua van không vượt quá thông số thiết kế để tránh hiện tượng rung lắc.

Các lỗi van cầu thường gặp và cách khắc phục

Những lưu ý khi bảo trì và sửa chữa van cầu

  • Ngắt kết nối hệ thống trước khi bảo trì: Trước khi tháo lắp van, hãy đảm bảo hệ thống đã ngắt kết nối và không còn áp lực hoặc chất lỏng bên trong.
  • Sử dụng phụ tùng thay thế chính hãng: Để đảm bảo độ bền và hiệu quả, nên sử dụng gioăng, đĩa van, và các linh kiện từ nhà sản xuất uy tín.
  • Tuân thủ quy trình an toàn: Đối với hệ thống hơi hoặc hóa chất, cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và tuân thủ quy trình an toàn khi thực hiện bảo trì.
  • Ghi chép lịch sử bảo trì: Ghi lại các lần bảo dưỡng và sửa chữa để theo dõi tình trạng của van, giúp lên kế hoạch bảo trì hiệu quả hơn trong tương lai.

Việc bảo trì và sửa chữa van cầu đúng cách không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của van mà còn đảm bảo hiệu suất ổn định cho toàn bộ hệ thống. Để đạt được hiệu quả cao, cần thực hiện bảo trì định kỳ, vệ sinh các bộ phận thường xuyên và xử lý kịp thời các sự cố nhỏ. Ngoài ra, việc sử dụng phụ tùng chính hãng và tuân thủ quy trình an toàn sẽ giúp quá trình bảo trì trở nên thuận lợi hơn.

Với những hướng dẫn chi tiết trong bài viết này, hy vọng bạn sẽ áp dụng hiệu quả vào quá trình vận hành và bảo dưỡng van cầu, giúp hệ thống hoạt động bền bỉ và tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Mong rằng, qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về dòng van cầu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì về dòng van này, hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể và giải đáp chi tiết nhé.

1 bình luận về “Cách bảo trì và sửa chữa van cầu bền lâu

  1. Pingback: Tại Sao Van Cầu Được Ưa Chuộng Trong Ngành Dầu Khí? – Van Châu ÂU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *