Tầm quan trọng của van an toàn trong hệ thống hơi

Van an toàn là thiết bị quan trọng và bắt buộc trong các hệ thống hơi và nồi hơi nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị, người vận hành, và toàn bộ hệ thống. Nồi hơi là thiết bị làm việc dưới áp suất cao, do đó nếu không được kiểm soát, áp suất có thể vượt quá giới hạn cho phép, gây ra các sự cố nghiêm trọng như cháy nổ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của van an toàn trong hệ thống hơi và nồi hơi, đồng thời phân tích cách chọn và bảo trì van để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn cao nhất.

Nguyên nhân gây ra các vụ nổ lò hơi công nghiệp

Nổ lò hơi trong công nghiệp thường do nhiệt độ và áp suất môi trường làm việc tăng cao quá mức, việc biết được các nguyên nhân gây ra nổ lò hơi, nồi hơi sẽ giúp việc theo dõi và giám sát hệ thống dễ dàng, hiệu quả và an toàn hơn.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Nước cấp có độ cứng cao, nước được lấy từ dưới đất có hàm lượng lưu huỳnh, sắt, độ cứng cao và không được xử lý đúng cách.
  • Tại các mối hàn trên hệ thống, sau một thời gian sử dụng sẽ bị ứng suất và giảm chất lượng, độ bền cơ học làm cho đường ống, thiết bị hệ thống bị hư hỏng.
  • Bụi bẩn, tạp chất tích tụ lâu ngày gây tắc nghẽn, lưu thông kém.
  • Hệ thống đường ống nhiều nhánh rẽ, gấp khúc không đủ điều kiện cho quá trình tuần hoàn nước diễn ra tốt.
  • Mực nước sử dụng thấp, không đủ để sử dụng trong quá trình vận hành, làm ngắt quãng quá trình lưu thông, nhiệt độ cục bộ tăng cao gây biến dạng và vỡ đường ống.
  • Trong quá trình lắp đặt và sử dụng lò hơi, nồi hơi do điều chỉnh góc vòi phun sai sẽ làm tăng nhiệt độ quá mức.
  • Việc nhiệt độ tăng lên hạ xuống thất thường sẽ làm ống giãn nở liên tục và đột ngột.
  • Nhiệt độ khí thải hoặc nước cấp thấp sẽ làm ăn mòn đường ống gây ra các vụ nổ nguy hiểm.
  • Rò rỉ khí ra bên ngoài do hệ thống không kín tuyệt đối làm đường ống bị nóng, hệ thống sưởi không đều, không khí tạo thành xoáy hay khí tăng vận tốc gây nguy hiểm cho con người và môi trường xung quanh.

Nguyên nhân gây ra các vụ nổ lò hơi công nghiệp

Vai trò của van an toàn trong hệ thống hơi

Để đảm bảo an toàn cho hệ thống, việc sử dụng van an toàn là vô cùng cần thiết. Van có chức năng bảo vệ đường ống, các thiết bị trên cùng hệ thống ngăn chặn tình trạng tăng áp vượt mức quy định.

Khi áp suất bên trong vượt quá ngưỡng cho phép, van sẽ tự động mở để giải phóng lượng hơi hoặc khí dư thừa, đảm bảo áp suất được duy trì trong mức an toàn. Sau khi áp suất giảm về mức bình thường, van tự động đóng lại để ngăn chặn thất thoát năng lượng và duy trì hiệu quả vận hành.

Bên cạnh đó van an toàn giúp duy trì áp suất ổn định trong hệ thống, tránh tình trạng quá tải áp lực lên các thiết bị liên quan như đường ống, bộ trao đổi nhiệt và bơm. Khi hoạt động đúng cách, van an toàn tự động mở và xả hơi kịp thời, ngăn ngừa sự tích tụ áp suất đột ngột – một trong những nguyên nhân chính gây ra sự cố nổ trong nồi hơi.

Nếu không có van an toàn, ngay cả những biến động nhỏ trong hệ thống cũng có thể dẫn đến hỏng hóc nghiêm trọng hoặc dừng toàn bộ quy trình sản xuất, gây tổn thất lớn về chi phí và thời gian.

Vai trò của van an toàn trong hệ thống hơi 

Cách chọn van an toàn phù hợp với hệ thống hơi

  • Áp suất cài đặt của van an toàn phải bằng hoặc thấp hơn áp suất tối đa mà nồi hơi hoặc hệ thống hơi có thể chịu được. Việc chọn áp suất xả chính xác là yếu tố quan trọng để đảm bảo van hoạt động hiệu quả khi cần thiết.
  • Kích thước van an toàn phải phù hợp với lưu lượng hơi cần xả trong hệ thống. Nếu van quá nhỏ, khả năng xả áp không đủ, dẫn đến tích tụ áp suất. Nếu van quá lớn, hệ thống sẽ bị giảm áp không cần thiết, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.
  • Vì hệ thống hơi và nồi hơi làm việc ở nhiệt độ cao, van an toàn cần được làm từ vật liệu chịu nhiệt tốt như thép không gỉ (inox) hoặc thép carbon giúp van chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng hoặc hư hỏng.
  • Van an toàn lò xo được dùng chủ yếu trong các hệ thống hơi nhờ khả năng hoạt động chính xác và bền bỉ. Van an toàn có đối trọng thường dùng cho hệ thống áp suất thấp hoặc điều kiện làm việc ít phức tạp.

Cách chọn van an toàn phù hợp với hệ thống hơi 

Những lưu ý khi kiểm tra và vận hành hệ thống hơi

Lưu ý khi vận hành hệ thống hơi

  • Cần thực hiện kiểm tra thủy lực ở áp suất quy định trước khi khởi động lò hơi.
  • Kiểm tra liên động và các hệ thống bảo vệ an toàn của lò hơi, bao gồm bảo vệ áp suất và mức nước, trước khi đưa lò hơi vào hoạt động và định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động đúng như thiết kế.
  • Đảm bảo có thiết bị dự phòng cho các vị trí quan trọng, như hệ thống bơm nước cấp, hệ thống kiểm soát áp suất làm việc trong lò và hệ thống bảo vệ áp suất.
  • Khi khởi động lò hơi, cần kiểm tra xem các van cách ly vào và ra của máy bơm đã được mở hoàn toàn hay chưa.
  • Sau khi thiết bị vận hành ổn định, các hệ thống tự động cần chuyển sang chế độ tự động, bao gồm cấp nước tự động, điều chỉnh công suất tự động, bảo vệ tự động và các thông số cảnh báo.
  • Đảm bảo tuyển dụng người vận hành nồi hơi có trình độ chuyên môn và được đào tạo đầy đủ để thực hiện công việc vận hành an toàn.

Lưu ý khi vận hành hệ thống hơi

Lưu ý khi lắp đặt van an toàn

  • Lựa chọn loại van có kích thước, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất tương thích với hệ thống.
  • Lắp đặt van đúng chiều mũi tên in trên thân van cùng hướng với dòng chảy.
  • Van cần được lắp thẳng đứng, hướng lên trên và đúng vị trí
  • Tại các điểm kết nối cần đảm bảo hệ thống kín tuyệt đối, tránh làm rò rỉ lưu chất.
  • Hệ thống đường ống, van, khu vực lắp đặt cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ cặn bẩn, rác thải bên trong.

Lưu ý khi lắp đặt van an toàn

Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống hơi

  • Không vận hành lò hơi vượt quá áp suất làm việc thiết kế và phải kiểm tra định kỳ các van an toàn theo quy định.
  • Trong quá trình vận hành bình thường, cần kiểm tra các thông số thường xuyên, ghi chép nhật ký vận hành và tiến hành kiểm tra hiện trường thiết bị để phát hiện sớm và phòng ngừa sự cố.
  • Luôn kiểm tra chất lượng nước cấp, nước trong lò và nước hồi từ sản xuất để đảm bảo nước đạt chất lượng tốt.
  • Để lò hơi vận hành an toàn và hiệu quả, phải tuân thủ hướng dẫn vận hành của nhà cung cấp lò hơi.
  • Kiểm tra và đảm bảo tất cả các bộ phận nóng của nồi hơi được cách nhiệt, không được để tay tiếp xúc với các bộ phận không được cách nhiệt.
  • Việc vệ sinh các thiết bị trong khu vực nhà lò phải được thực hiện thường xuyên.
  • Liên tục kiểm tra các khu vực khả nghi về rò rỉ hơi nước, nước, không khí và khí thải.
  • Đảm bảo hệ thống điều khiển được làm sạch thường xuyên, giữ mát và cách ly với nồi hơi.
  • Bảo dưỡng hệ thống quạt cấp 1, quạt cấp 2 và kiểm tra định kỳ tất cả các bộ phận chuyển động để duy trì hiệu quả sử dụng.
  • Đảm bảo không tăng tần số của bộ biến tần trên 50 Hz để động cơ hoạt động an toàn.
  • Phải kiểm tra và đảm bảo sự phù hợp của công tắc áp suất, van an toàn và đồng hồ đo áp suất.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vai trò của van an toàn trong hệ thống. Van Châu Âu hy vọng đã chia sẻ những thông tin hữu ích đến bạn đọc và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay khác về van công nghiệp. Qúy khách có nhu cầu mua van an toàn chính hãng, giá tốt hãy liên hệ ngay hotline để được nhân viên tư vấn và báo giá nhanh chóng.

1 bình luận về “Tầm quan trọng của van an toàn trong hệ thống hơi

  1. Pingback: Khi nào cần thay thế van an toàn? Những dấu hiệu cảnh báo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *